Việt Nam là một đất nước xinh đẹp, không chỉ nổi tiếng bởi truyền thống văn hóa lâu đời, mà còn được biết đến là một trong những đất nước thờ nhiều vị thần nhất trong khu vực Đông Nam Á. Sự đa dạng và đặc sắc này đã mang đến những nét đẹp tâm linh đầy tự hào không chỉ cho người Việt. Mà còn thu hút rất lớn sự quan tâm, yêu mến của du khách quốc tế. Một trong những phong tục nổi bật và phổ biến nhất tại Việt Nam trong những ngày đầu xuân năm mới chính là Cách cúng Thần Tài mùng 10 đầu năm.
Nếu ai đã từng một lần tự tay chuẩn bị mâm cúng thần tài chắc chắn sẽ biết được rằng cách cúng Thần Tài mùng 10 đầu năm không quá cầu kỳ nhưng cũng không hề đơn giản. Đây là một tập tục được thực hiện với mong muốn sẽ cầu tài, cầu lộc, cầu may mắn, bình an trong công việc kinh doanh, buôn bán. Nên cách thức cúng thần tài mùng 10 đầu năm cũng cần phải đầy đủ, bài bản và đúng quy trình.
Nguồn gốc ngày lễ Thần Tài mùng 10 đầu năm.
Cúng Thần Tài mùng 10 đầu năm mới là một nghi lễ được coi là vô cùng quan trọng. Đây chính là nghi thức quyết định công việc kinh doanh của gia chủ trong năm tới có thành công, may mắn hay không. Tục truyền này bắt nguồn từ sự tích khi vị thần cai quản tiền bạc, tài lộc của nhân gian trong một lần uống say đã ngã xuống hạ giới. Và thần đã ban phát tài lộc, tiền bạc, may mắn cho các gia đình ở trần gian nơi vị thần tài lộc đã đi qua.
Sau đó vào ngày mùng 10 đầu năm vị thần đã bay về trời, dân gian lấy ngày này hàng năm để cúng Thần Tài. Với mong muốn và tin tưởng vị thần sẽ quay trở lại, phù hộ độ trì, ban nhiều phước lộc, bảo trợ cho gia chủ một năm mới phát tài phát lộc, mọi sự hanh thông.
Tại sao phải cúng Thần Tài đầu năm?
Tục lệ cúng thần tài đầu năm mới đã có từ ngàn đời xưa, và được truyền lại cho các thế hệ ngày nay. Rất ít khi người Việt thắc mắc tại sao lại cúng Thần Tài đầu năm, bởi đây là một phong tục đẹp, và ý nghĩa, mang lại nhiều niềm vui, may mắn cho mọi người.
Cúng Thần Tài ngày mùng 10 đầu năm mang đến rất nhiều những ý nghĩa khác nhau. Trong đó chính là tỏ tấm lòng thành kính cảm tạ sự quan tâm, độ trì của vị thần đã cho gia chủ một năm làm ăn may mắn, thành công. Và thể hiện mong muốn trong những ngày đầu năm mới vị thần sẽ chứng giám lòng thành của gia chủ qua nghi lễ cúng Thần Tài đầu năm. Để từ đó tiếp tục ban nhiều lộc lá, may mắn, phát đạt cho công việc làm ăn, kinh doanh của gia chủ.
Công đoạn chuẩn bị trước khi cúng Thần Tài mùng 10 đầu năm.
Để ngày cúng vía Thần Tài được may mắn, thuận lợi thì gia chủ nên có một công đoạn chuẩn bị trước. Công đoạn này cũng không có gì quá phức tạp, chỉ cần thực hiện đúng các bước dưới đây là được:
+ Bước 1: Chuẩn bị đồ lau dọn bàn thờ, nước lau dọn bàn thờ, và tiến hành lau dọn bàn thờ thổ địa sạch sẽ.
+ Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cần có trong mâm cúng thần tài. Sau đó tiến hành sắp lễ lên bàn thờ thần tài.
+ Bước 3: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật lên bàn thờ, gia chủ cần thay đồ sạch sẽ, và thành tâm thắp hương khấn cúng Thần Tài.
Cách chuẩn bị mâm cúng Thần Tài mùng 10 đầu năm.
Cách chuẩn bị mâm cúng Thần Tài mùng 10 đầu năm được thực hiện không quá cầu kỳ, tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia chủ mà có thể bày biện mâm cúng đơn giản hay cầu kỳ hơn.
Về cơ bản phần lễ cúng thần tài mùng 10 đầu năm sẽ có những lễ vật như sau:
Mâm cúng gồm:
1 bình hoa (hoa đồng tiền, hoa cúc hoặc hoa hồng)
5 loại trái cây
5 nén hương
5 chum rượu
2 đèn cầy (nến)
2 điếu thuốc
1 đĩa gạo
1 đĩa muối hột
2 miếng vàng bạc
1 bộ tam sên (luộc chín, không thái miếng): 1 miếng thịt ba rọi, 1 trứng vịt và 1 con tôm hoặc cua.
Bên cạnh đó gia chủ cũng có thể chia ra theo các phần lễ như:
- Phần lễ mặn: Giò lụa, xôi hoặc bánh chưng, cùng 3 lễ vật đại diện cho 3 loài khác nhau (1 loài sống trên trời, 1 loài sống trên mặt đất, 1 loài sống dưới nước). Có thể kể điển hình như: thịt lợn luộc, tôm luộc, trứng gà…
- Phần lễ chay: Bánh kẹo nhỏ, bánh kẹo lớn, xôi chè…
Bài văn khấn cúng Thần Tài mùng 10 đầu năm.
Tục lệ cúng Thần Tài mùng 10 đầu năm là một tục lệ được truyền lại từ ngàn đời xưa, nên hiện nay có rất nhiều bài văn khấn cúng ngày vía Thần Tài. Dưới đây là hai bài văn khấn đầy đủ và được sử dụng nhiều nhất, gia chủ có thể tham khảo.
Bài 1: Văn khấn cúng ngày Vía Thần Tài.
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương
Kính lạy Ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần
Con kính lạy Ngài Đông Trù Tư mệnh, Táo phủ, Thần quân
Con kính lạy Thần Tài vị tiền
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này
Tín chủ con là………………………………………………………….
Ngụ tại……………………………………………………………………
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm……………………………….
Tín chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Bài 2: Văn khấn cúng ngày Vía Thần Tài.
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương
Kính lạy Ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần
Con kính lạy Ngài Đông Trù Tư mệnh, Táo phủ, Thần quân
Con kính lạy Thần Tài vị tiền
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này
Tín chủ con là………………………………………………………….
Ngụ tại……………………………………………………………………
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm……………………………….
Tín chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Những lưu ý khi cúng Thần Tài mùng 10 đầu năm.
Cúng Thần Tài là một công việc không quá cầu kỳ nhưng cũng có những lưu ý mà người thực hiện cần tránh mắc phải.
+ Cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật bày biện lên trên bàn thờ Thần Tài. Tránh tình trạng bỏ thêm lễ vật trong quá trình đang khấn.
+ Lễ vật bình hoa nên được để ở hướng Đông, còn lễ vật trái cây nên được đặt ở hướng Tây.
+ Theo tục truyền thì hoa tươi nên được cắm theo số lẻ, nếu là hoa nhỏ, và nhiều hoa thì không cần phải để ý đến điều này.
+ Người tiến hành khấn cúng Thần Tài cần phải tắm gội sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, thành tâm khấn tạ.
+ Lễ vật không cần quá cầu kỳ, cao sang nhưng cũng cần phải đầy đủ, không nên qua loa.
+ Hãy nên đợi hương cháy hết rồi mới tiến hành hạ lễ và hóa vàng.
Cách cúng Thần Tài mùng 10 đầu năm là một trong những nghi thức quan trọng của người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung. Vậy nên trước khi tiến hành các nghi thức cúng Thần Tài, gia chủ nên nắm được những thông tin chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên đây. Hi vọng với sự chuẩn bị chi tiết này, gia chủ sẽ có một năm làm ăn may mắn, phát tài phát lộc, thuận buồm xuôi gió.
Có thể bạn quan tâm >>> Bài khấn cúng Khai Trương năm 2022 Nhâm Dần