fbpx
Văn khấn Rằm Trung Thu – 15 tháng 8 thành tâm, đầy đủ nhất năm 2022
Văn khấn Rằm Trung Thu – 15 tháng 8 thành tâm, đầy đủ nhất năm 2022

Rằm Trung Thu là một dịp lễ quan trọng của người dân Việt Nam. Theo tương truyền ngày lễ Trung Thu được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 âm lịch đây là thời điểm giữa mùa thu nên được gọi là Rằm Trung Thu. Không biết Tết Trung Thu có từ khi nào, nhưng ngày rằm trung thu luôn được coi là ngày vầng trăng chiếu sáng nhân gian, là ngày “lành” để nhà nhà đoàn tụ, người lớn xum vầy, trẻ em vui chơi, ca hát. 

Trong ngày này các gia đình đều làm mâm cỗ cúng gia tiên, với mong muốn một năm mùa màng thuận lợi, cuộc sống gia đình luôn bình an, hạnh phúc. Và chắc chắn bên những mâm cỗ cúng gia tiên sẽ không thể thiếu văn khấn Rằm Trung Thu giúp gia chủ chuyển lời tới gia tiên, thần linh. Vậy đọc văn khấn Rằm Trung Thu như nào là chuẩn nhất? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Ý nghĩa tinh thần to lớn của Tết Trung Thu.

Tết Trung Thu hay còn gọi là Tết Đoàn Viên, Tết Trông Trăng… và đây thực sự đã trở thành ngày “Tết” của mọi gia đình Việt. Là dịp để các thành viên đoàn tụ cùng nhau, các bạn nhỏ được thỏa sức vui chơi, trải nghiệm những giây phút tuổi thơ trong sáng, vui tươi. 

Theo tương truyền ngày Rằm Trung Thu bắt nguồn từ một đêm trăng sáng vào rằm tháng 8, nhà Vua nhìn lên bầu trời và có ý muốn lên thăm Cung Trăng. Vậy nên Pháp Sư đã ném chiếc gậy lên không trung và chiếc gậy liền biến thành chiếc cầu đưa nhà Vua và Pháp Sư lên Cung Trăng. Ở đây nhà Vua và Pháp Sư được gặp tiên nữ Hằng Nga và được tiếp đón một cách nồng hậu với các loại bánh và trái cây ngon. Từ đó chúng ta có Tết Trung Thu.

Có rất nhiều sự tích khác nhau xoay quanh nguồn gốc của Tết Trung Thu. Dù là sự tích nào thì Rằm Trung Thu cũng thể hiện mong muốn một cuộc sống an bình, một mùa màng bội thu, gia đạo bình yên, công việc thuận lợi, thành công, và may mắn.

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm Trung Thu đầy đủ.

Vào ngày Rằm Trung Thu hầu hết các gia đình Việt dù bận rộn đến đâu cũng sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên, cỗ trông trăng ngoài trời. Mâm cỗ cúng Trung Thu thường được chuẩn bị khá đơn giản, chủ yếu là thể hiện thành tâm của gia chủ. Có hai mâm cỗ cúng Rằm Trung Thu mà gia chủ có thể chuẩn bị.

  • Mâm cỗ cúng gia tiên – Ngày rằm tháng 8.

Mâm cỗ cúng gia tiên ngày rằm trung thu thường được bày biện lên bàn thờ gia tiên, hoặc được đặt trên một chiếc mâm, trên một chiếc bàn. Gia chủ có thể đặt ngoài sân hay trong nhà tùy theo phong tục tập quán riêng. Mâm cỗ cúng gia tiên ngày rằm tháng 8 sẽ bao gồm các vật phẩm như:

  • Bánh kẹo: Các loại bánh kẹo đặc trưng cho rằm trung thu, đặc biệt những loại mà trẻ em hay thích ăn.
  • Xôi: Các loại xôi, đặc biệt là xôi gấc, xôi đỗ, xôi cốm…
  • Trầu cau.
  • Hoa tươi: Các loại hoa, đặc biệt là hoa sen.
  • Mâm ngũ quả: Gồm 5 loại quả đặc trưng cho mùa thu hoặc 5 loại quả mang ý nghĩa: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.
  • Vàng mã: Tiền vàng, thỏi vàng, tiền âm phủ…
  • Hương, nến, đèn cầy…
  • 1 chén rượu nhỏ.
  • 1 chén trà thơm.
  • 1 chén nước trắng.
  • 1 đĩa gạo.
  • 1 đĩa muối.
  • Các vật phẩm khác (mặn, chay) tùy theo phong tục của từng gia đình.
  • Mâm cỗ trông trăng – Ngày rằm tháng 8.

Mâm cỗ trông trăng ngày rằm tháng 8 thường được gia chủ bày biện trên một chiếc bàn đặt ngoài trời mà không bày biện lên bàn thờ gia tiên giống như mâm cỗ cúng gia tiên ngày rằm trung thu. Cách chuẩn bị lễ phẩm cũng có sự khác biệt nhỏ, gia chủ có thể tham khảo:

  • 1 nải chuối chín.
  • 1 quả bưởi – đây là loại quả đặc trưng, không thể thiếu trong mâm cỗ cúng rằm tháng giêng. Mang ý nghĩa may mắn, bình an.
  • 3 quả hồng – Mang theo mong muốn đầy đủ, sung túc.
  • 3 quả na – Thể hiện sự phát triển, sinh sôi, nảy nở.
  • 3 quả lựu – Tượng trưng cho sự hưng thịnh, trường tồn.
  • Bánh nướng – 1 cặp.
  • Bánh dẻo – 1 cặp.
  • Trà: Các loại trà (trà đào, trà sen, trà hoa nhài, trà mạn, trà Tuyết San…).
  • Bánh kẹo: Các loại bánh mà trẻ em yêu thích.
  • Các loại đồ chơi: Đồ chơi đặc trưng dành riêng cho ngày lễ Trung Thu như: đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, trống…

Số lượng các lễ vật trong mâm cúng trông trăng trung thu có thể thay đổi tùy theo từng gia đình.

Văn khấn rằm trung thu ngoài trời.

Ngày nay rất nhiều gia đình vẫn giữ tập tục cúng rằm trung thu ngoài trời, đây là nét đẹp văn hóa tâm linh đặc trưng theo từng vùng miền. Vậy nên nếu gia chủ muốn cúng rằm trung thu ngoài sân hay ngõ thì có thể đọc văn khấn dưới đây.

Nam mô a di Đà Phật! 

 Nam mô a di Đà Phật! 

 Nam mô a di Đà Phật! 

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính tay Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:………..

Ngụ tại:………………………..

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! 

 Nam mô a di Đà Phật! 

 Nam mô a di Đà Phật! 

Văn khấn rằm trung thu trong nhà.

Ngoài văn khấn rằm trung thu ngoài trời, thì gia chủ nên để ý đến bài văn khấn rằm trung thu trong nhà hay còn gọi là văn khấn rằm trung thu gia tiên. 

– Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: … Tuổi: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại …, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Những lưu ý khi cúng Rằm Trung Thu.

 Khi cúng rằm trung thu thì gia chủ cũng không cần lưu ý quá nhiều thủ tục, tuy nhiên cũng cần phải tránh những điều dưới đây để buổi lễ được thuận lợi, sốt sắng.

  • Lễ vật được bày biện trong mâm lễ cúng rằm cần phải là đồ tươi ngon, không hỏng, không hết hạn.
  • Số lượng lễ vật trong mâm lễ cúng không cần quá nhiều, tránh lãng phí.
  • Người chủ trì nghi lễ cúng rằm trung thu cần phải tắm gội sạch sẽ và đặc biệt phải thành tâm.
  • Khi đọc văn khấn rằm trung thu cần phải rõ ràng, từ tốn, thành tâm, không đọc qua loa cho có.
  • Nếu cúng rằm trung thu bằng lễ mặn thì gia chủ nên chú ý không cúng các loại thịt như: trâu, bò, dê… Chỉ dùng 2 loại thịt là: thịt lợn và thịt gà.

Trên đây là văn khấn rằm trung thu đầy đủ chi tiết, cùng những điều cần lưu ý khi cúng rằm trung thu mà Phong Thủy Phúc Vượng cho rằng gia chủ nên lưu tâm. Trên thực tế lễ cúng rằm trung thu không quá cầu kỳ, gia chủ chỉ cần chuẩn bị lễ vật thành tâm và đọc văn khấn đầy đủ, kính trọng là lễ thành.

xem thêm >>> Văn khấn nhập trạch về nhà mới cổ truyền giúp gia đạo bình yên, khởi đầu may mắn, thuận lợi

Đánh giá bài viết

Leave a Comment

Your email address will not be published.