fbpx

Văn khấn Tết Đoan Ngọ 5/5 đầy đủ, chính xác nhất

Văn khấn Tết Đoan Ngọ 5/5 đầy đủ, chính xác nhất

Một trong những ngày Tết cổ truyền được người dân Việt gìn giữ và lưu truyền chính là ngày Tết Đoan Ngọ. Đây được cho là ngày Tết biểu trưng cho mong muốn cuộc sống sung túc, bình an, may mắn và thành công. Nên trong ngày này mọi người thường chuẩn bị lễ vật cùng văn khấn cổ truyền để dâng lên thần phật tấm lòng cũng như ước muốn của gia đình.

Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 hàng năm, ngoài mâm cúng lễ vật được gia chủ chuẩn bị để dâng lên tổ tiên, thần linh thì cần phải kèm theo các bài văn khấn Tết Đoan Ngọ chính xác. Như vậy thì mọi sự thành tâm cũng như mong muốn của gia chủ mới có thể được gửi tới thánh thần, gia tiên.

Nguồn gốc và sự tích Tết Đoan Ngọ.

Tết Đoan Ngọ còn được gọi là tết mùng 5 tháng 5 hay tết diệt sâu bọ. Theo tương truyền Tết Đoan Ngọ theo tục lệ của người Trung Quốc là câu chuyện ly kỳ về vị quan Khuất Nguyên thời Chiến Quốc. Ông là một vị quan thanh liêm, uy bác và có tài. Một lần ông căn ngăn vua nước Sở không được, lại bị gian thần hãm hại. Nên ông đã tự tuẫn tại sông Mịch La vào ngày mùng 5 tháng 2 âm lịch.

Còn theo dân gian truyền miệng của văn hóa tâm linh người Việt thì Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ một sự tích được ghi chép trong tài liệu Ban Tôn Giáo Chính Phủ. Kể về ông lão Đôi Truân người đã giúp các người nông dân giả trừ sâu bọ phá hại mùa màng. Ông chỉ cho dân chúng cách lập một bàn thờ cúng gồm bánh tro, trái cây. Xong sau đó thì người dân ra ngoài trước cửa nhà để vận động. Người dân làm theo lời ông chỉ bảo, không lâu sau thì diệt sạch được sâu bọ. Kể từ đó cứ đến ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch mọi người lại cúng Tết Đoan Ngọ để diệt trừ sâu bọ, giải trừ bệnh tật.

Cách sắm lễ cúng Tết Đoan Ngọ.

Lễ cúng Tết Đoan Ngọ được chuẩn bị khá đơn giản, chủ yếu là các loại hoa quả và các loại bánh cổ truyền theo từng vùng miền. Để mâm lễ vật được đầy đủ thì gia chủ thường chuẩn bị những loại vật phẩm sau:

  • Hương, hoa tươi, vàng mã.
  • Nước.
  • Rượu nếp.
  • Các loại hoa quả theo mùa: vải, mận, chuối, hồng xiêm, dưa hấu…
  • Các loại bánh theo từng vùng miền: Bánh tro – Miền Bắc, bánh ú – Miền Nam, bánh chè kê – Miền Trung, bánh trôi nước, bánh chay…
  • Các món ăn đặc trưng riêng như: Thịt vịt, cơm rượu nếp, bánh tro chấm mật…

Gia chủ nên chú ý đến thời gian cúng Tết Đoan Ngọ sẽ được thực hiện vào khoảng 11h00 – 13h00 ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Đây chính là thủ tục thực hiện theo tên gọi Đoan Ngọ, trong đó Đoan là mở đầu, Ngọ là giờ ngọ nên cần phải bắt đầu vào giờ chính ngọ, buổi trưa.

Các phong tục truyền thống gắn liền với Tết Đoan Ngọ.

Ngày Tết Đoan Ngọ theo các vùng miền khác nhau sẽ có những tập tục khác nhau. Trong đó có những tập tục gắn liền với Tết Đoan Ngọ khá phổ biến và thú vị.

  • Tập tục khảo cây vào giờ Ngọ.
  • Tập tục ăn trái cây giết sâu bọ.
  • Tập tục ăn cơm rượu nếp.
  • Tập tục hái lá thuốc.
  • Tập tục tắm nước lá mùi.
  • Tập tục ăn bánh ú.
  • Tập tục ăn thịt vịt.

Văn khấn Tết Đoan Ngọ đầy đủ, chính xác nhất.

Tết Đoan Ngọ là một trong những phong tục tập quán cổ truyền của người Á Đông. Có khá nhiều phiên bản văn khấn Tết Đoan Ngọ, nhưng tựu chung lại có hai dòng văn khấn Tết Đoan Ngọ dưới đây. 

  1. Văn khấn Tết Đoan Ngọ trong nhà.

Dưới đây là bài văn khấn Tết Đoan Ngọ 5/5 trong nhà, gia chủ sau khi hoàn thành việc bày biện lễ vật thì có thể đọc bài văn khấn này.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).

Tín chủ chúng con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày mùng 5/5 Âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

  1. Văn khấn Tết Đoan Ngọ ngoài trời.

Không ít gia đình Việt ngày nay vẫn giữ được tập tục cúng Tết Đoan Ngọ ngoài trời. Theo như văn khấn cổ truyền thì văn khấn ngoài trời sẽ khác một chút xíu với văn khấn trong nhà. Vậy nên gia chủ nếu cúng Tết Đoan Ngọ ngoài trời thì nên đọc bài văn khấn dưới đây.

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ).

Tín chủ chúng con là:…………

Ngụ tại:…………………………..

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Cúng Tết Đoan Ngọ là một nét đẹp văn hóa tâm linh được gìn giữ qua bao đời của các gia đình Việt. Hi vọng bài viết trên của Phong thủy Phúc Vượng sẽ giúp quý gia chủ phần nào hiểu hơn về phong tục cúng Tết Đoan Ngọ. Và có thể đọc đúng bài văn khấn Tết Đoan Ngọ để mọi tâm nguyện được thần phật thấu hiểu, chứng giám.

xem thêm >>> Văn khấn cúng mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng đúng chuẩn văn khấn cổ truyền

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *